03-04-2018, 2:25 pm

Giải đáp 10 nỗi lo về bình cứu hỏa trên xe ô tô

(PLO)- Thực hiện theo Thông tư số 57 của Bộ Công an, quy định phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ bốn chỗ ngồi trở lên phải trang bị phương tiện PCCC, nhiều chủ xe tỏ ra rất lo ngại.

Từ ngày 6-1, Thông tư 57 đã chính thức có hiệu lực. Lực lượng chức năng bắt đầu triển khai kiểm tra rốt ráo việc thực hiện quy định trên. Tuy nhiên, đến hôm nay, nhiều người vẫn còn rất lo lắng và khá e ngại hiệu quả, tính an toàn của bình cứu hỏa mini.

Bình phát nổ khi trời nóng?

Một số thông tin cho rằng bình cứu hỏa có thể phát nổ khi để xe ô tô ngoài trời nắng nóng. Tuy nhiên, điều này gần như không thể xảy ra. Khi nhiệt độ trong xe cao, van an toàn của bình sẽ xả bớt áp suất trong bình ra ngoài. Bình hoàn toàn an toàn trong môi trường nhiệt độ giới hạn từ -10 độ C đến 55 độ C để hoạt động tốt. Ngoài ra, trên thế giới chưa ghi nhận trường hợp nào bình phát nổ khi để trong xe nóng.

 


 Cảnh báo của nhà sản xuất về nhiệt độ trên bình chữa cháy

Loại bình nào là thích hợp?

Nguyên nhân cháy nổ ở xe hơi thường là do xăng dầu và chập điện. Để dập được loại hỏa hoạn do nguyên nhân này chỉ có bình cứu hỏa chứa khí CO2 hoặc bột MFZ là thích hợp nhất. Bình dạng bọt và bình nước phụ gia không phải lựa chọn tốt đối với xe hơi. Dung tích bình cho xe loại nhỏ khoảng 500-1.000 ml là thích hợp.

Theo thông tư, xe có thể trang bị một trong các loại bình bột dưới 4 kg, bình bọt dưới 5L, bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5L hoặc bình khí CO2 chữa cháy dưới 4 kg.

Bình bột và bình khí khác nhau ra sao?

Bình khí CO2 chuyên chữa cháy chất lỏng và thiết bị điện. Trên bình thường ghi rõ CO2 hoặc MT2, MT3, MT5. Loại bình này chỉ chữa cháy trong không gian kín nên rất dễ gây ngạt. Khi CO2 được phun ra sẽ có nhiệt độ rất lạnh (-73 độ C), do đó khi sử dụng cần cẩn trọng, tránh bị bỏng lạnh khi tiếp xúc trực tiếp.

Loại bình bột MFZ có đặc điểm nổi bật là khi dập xong đám cháy dễ bùng phát lại nên phải kiểm tra kỹ. Tuyệt đối không được dùng để phun vào các thiết bị điện tử, thiết bị công nghệ cao như máy tính, vì bột có thành phần muối, sẽ làm hư hại thiết bị.

 


 

Thời gian sử dụng của bình?

Bình cứu hỏa có dung tích 500 ml sẽ có thời gian xịt chữa cháy 5-8 giây. Các bình dung tích lớn hơn sẽ có thời gian dài hơn.

Mua bình ở đâu?

Khuyến cáo từ Cục PCCC, người tiêu dùng nên đến các cửa hàng có uy tín, chọn loại bình có xuất xứ rõ ràng, có dán tem nhập khẩu, tem bảo hành và tem kiểm định của Bộ Công an.

Trên tem của nhà nhập khẩu phải có đủ thông tin về thời hạn sử dụng, xuất xứ, ký hiệu ABC hoặc BC (A chữa các đám cháy chất rắn như gỗ, giấy carton, nhựa, B chữa các đám cháy chất lỏng như xăng dầu, cồn, C chữa các đám cháy chất khí như: gas, LPG). Đối với ô tô, nên sử dụng loại bình có ký hiệu B, C.

Giá bán các loại bình cứu hỏa?

Các loại bình cứu hỏa có xuất xứ chủ yếu từ Đài Loan (Trung Quốc), ngoài ra còn có loại của Nhật, Ý, Đức, Israel… giá bán 150.000-300.000 đồng bình dưới 4 kg. Cá biệt có bình châu Âu giá đến hơn 1 triệu đồng.

Đặt ở đâu trong xe?

 


 

Hầu hết các loại xe 4-9 chỗ không có thiết kế vị trí đặt bình cứu hỏa mà chủ xe phải chế thêm. Đảm bảo quy tắc đặt ở nơi dễ thấy, dễ lấy không ảnh hưởng thao tác, tầm nhìn tài xế, không đặt bình ở những nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào. 

Những khu vực nên tránh bảng táp lô, trụ A, khay để đồ dưới kính sau. Hai vị trí lý tưởng nhiều chuyên gia khuyên bạn chọn là phía dưới ghế tài xế và treo cạnh chỗ để chân hành khách phía trước. Loại 500 ml có thể đặt ở khay đựng nước bên cánh cửa phía tài xế. 

Cách sử dụng

Lắc nhẹ bình trước khi xịt để hỗn hợp khí đẩy và bột chống cháy trộn đều. Cầm bình ở tư thế thẳng đứng, hướng về phía đám cháy nhấn nút phun liên tục, không ngắt quãng, phủ kín lên bề mặt cháy cho đến khi đám cháy tắt hẳn.

Bị xử phạt ra sao?

Cục Đăng kiểm cho biết trang bị bình cứu hỏa trên xe ô tô không phải là điều kiện để đăng kiểm xe cơ giới. Xe 4-9 chỗ ngồi vẫn được kiểm định bình thường mà không tính tới đòi hỏi có thiết bị này. Tuy nhiên, khi kiểm tra trên đường nếu xe thiếu trang bị bình cứu hỏa sẽ bị xử phạt hành chính số tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng.

Thời điểm vàng để cứu hỏa

Theo các chuyên gia cứu hỏa chuyên nghiệp, thời điểm vàng để xử lý đám cháy trong xe ô tô là trong khoảng 30 giây kể từ khi đám cháy bùng phát.

Bình chữa cháy trên xe đúng với tên gọi của nó là bình “mini”. Do đó nó chỉ đạt hiệu quả cứu hỏa tối ưu nhất đối với đám cháy vừa bùng phát hoặc các đám cháy nhỏ. Đối với các đám cháy lớn hơn như cháy khoang động cơ, bình nhiên liệu… thì tốt nhất chủ xe nên tránh xa hiện trường và kêu gọi sự hỗ trợ của lực lượng chuyên nghiệp.

 

Theo " Báo pháp luật đời sống"

Bài viết liên quan
Nguyên nhân thường gặp khi động cơ yếu
Nguyên nhân thường gặp khi động cơ yếu
Nhấn mạnh chân ga, động cơ phản ứng chậm và tiếng máy hụt hơi là dấu hiệu cho thấy động cơ mất công suất.
03-04-2018, 2:25 pm
AN TOÀN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TRÊN XE Ô TÔ
03-04-2018, 2:25 pm
Côn trượt khiến xe ì khi vượt dốc
Côn trượt khiến xe ì khi vượt dốc
Khi bạn nhấn ga để vượt dốc hoặc tăng tốc, trong khi vòng tua động cơ lên cao, máy khỏe, nhưng xe lại có vẻ khá ì. Đó là dấu hiệu thể hiện mô-men từ động cơ không được truyền tới bánh xe do côn bị trượt.
03-04-2018, 2:25 pm
NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP Ở Ô TÔ VÀ CÁCH SỬA CHỮA
03-04-2018, 2:25 pm
Cẩm nang phải nhớ khi đi bảo dưỡng xe
03-04-2018, 2:25 pm
Ôtô ở Việt Nam có nên sử dụng xăng A95?
03-04-2018, 2:25 pm
ROLLS-ROYCE PHIÊN BẢN VIỆT CỰC ĐỘC
03-04-2018, 2:25 pm
XỬ LÝ KHI Ô TÔ BỊ MẤT PHANH
XỬ LÝ KHI Ô TÔ BỊ MẤT PHANH
Làm gì khi ô tô bị mất phanh?? Về số thấp, báo hiệu cho xe khác, đạp nhồi phanh, cho xe chạy đánh võng liên tục nếu có thể. Cuối cùng là dùng dải phân cách, con lươn hoặc bụi cây để dừng xe.
03-04-2018, 2:25 pm
NGUY CƠ MẮC UNG THƯ DO SỬ DỤNG ĐIỀU HÒA Ô TÔ
NGUY CƠ MẮC UNG THƯ DO SỬ DỤNG ĐIỀU HÒA Ô TÔ
Thói quen sai lầm trong khi sử dụng ô tô có thể gây hại không ngờ cho sức khỏe, đặc biệt là việc mở điều hòa ngay khi lên xe bởi có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư.
03-04-2018, 2:25 pm
Tìm hiểu hệ thống phanh trên xe ô tô
03-04-2018, 2:25 pm
mess